Đổ bê tông cột nhà là một trong những bước quan trọng trong quá trình xây dựng và ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, tính an toàn của công trình. Việc thực hiện đúng quy trình sẽ giúp đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, thời gian thi công. Nếu bạn đang chuẩn bị xây nhà hoặc cải tạo công trình thì hãy nắm rõ quy trình mà Viettel Construction AIOHomes chia sẻ. Qua đó bạn sẽ đưa ra được phương án hữu hiệu giúp công trình luôn vững chắc theo thời gian.

Quy trình đổ bê tông cột nhà đạt chuẩn kỹ thuật

Đổ bê tông cột là bước thi công quyết định đến chất lượng, khả năng chịu lực của toàn bộ công trình. Khi tuân thủ đúng quy trình sẽ vừa giúp đảm bảo độ bền chắc của kết cấu mà còn hạn chế tối đa các rủi ro về kỹ thuật trong quá trình sử dụng lâu dài. Dưới đây là quy trình chi tiết bạn nên tham khảo thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cụ thể:

Chuẩn bị trước khi đổ bê tông

Để quá trình đổ bê tông cột nhà cao tầng diễn ra thuận lợi, chính xác thì cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng các yếu tố sau:

  • Bố trí mặt bằng thi công hợp lý để đảm bảo di chuyển thuận tiện cho thiết bị và nhân công.
  • Kiểm tra mặt sàn nơi đặt cột đảm bảo bằng phẳng, không bị đọng nước gây ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.
  • Dự trù số lượng nhân công phù hợp với khối lượng công việc nhằm tối ưu tiến độ.
  • Chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị hỗ trợ như: xe trộn bê tông, phễu, ống đổ bê tông, vòi voi, màng PE,...
  • Vệ sinh khu vực thi công sạch sẽ, loại bỏ đất cát, dầu mỡ để bê tông bám dính tốt với cốt thép và cốp pha.
Đổ bê tông cột nhà cần phải chuẩn bị kỹ về vật liệu, nhân công, thiết bị,...Đổ bê tông cột nhà cần phải chuẩn bị kỹ về vật liệu, nhân công, thiết bị,...
Đổ bê tông cột nhà cần phải chuẩn bị kỹ về vật liệu, nhân công, thiết bị,...

Tiêu chuẩn về cốp pha, cốt thép

Cốp pha và cốt thép cần được lắp đúng kỹ thuật để đảm bảo kết cấu cột không bị biến dạng khi đổ bê tông. Cần phải đảm bảo:

  • Cốp pha phải kín khít, tránh rò rỉ nước xi măng, được chống, rọi cố định chắc chắn để không bị nghiêng, phình hoặc bật ra trong quá trình thi công.
  • Chân cốp pha cần được đặt đúng vị trí theo bản vẽ, đảm bảo tính ổn định.
  • Cốt thép phải đúng chủng loại, được cắt, uốn, buộc, lắp đặt theo đúng thiết kế. Khoảng cách giữa các thanh thép phải đảm bảo, không bị xô lệch hoặc gãy trong quá trình thi công.

Các bước tiến hành thực hiện

Sau khi đã đảm bảo khâu chuẩn bị mặt bằng, nguyên vật liệu, máy móc, cốp pha, cốt thép đạt chuẩn thì sẽ tiến hành đổ bê tông cột. Đây là khâu quan trọng nhất đòi hỏi sự cẩn trọng, thực hiện đúng kỹ thuật. Các bước như sau:

  • Bước 1: Trước khi đổ bê tông chính thức cần đổ một lớp vữa xi măng mỏng khoảng 10 - 20cm nhằm ngăn tình trạng cốt liệu lắng đọng làm rỗ chân cột.
  • Bước 2: Thực hiện đổ bê tông từ từ thông qua cửa đổ, kết hợp sử dụng máng và phễu để điều hướng dòng chảy. Chiều cao đổ không nên vượt quá 2m để tránh hiện tượng phân tầng.
  • Bước 3: Sau khi đổ mỗi lớp bê tông dày khoảng 30 - 50cm thì sử dụng đầm dùi để nén chặt, loại bỏ khí. Giữ đầm theo phương thẳng đứng và thực hiện mỗi lần khoảng 20 - 40 giây.
  • Bước 4: Khi bê tông đã gần đến miệng cửa thì sử dụng tấm ván đã chuẩn bị để bịt kín, tránh rò rỉ, giữ hình dáng cốt.
  • Bước 5: Sau khi đầm xong kiểm tra lại vị trí cốt thép, vì quá trình đầm có thể làm lệch tim. Nếu không chỉnh kịp thời sẽ rất khó khắc phục khi bê tông đã đông kết.
  • Bước 6: Trong điều kiện thời tiết từ 20 - 30 độ C, cốp pha có thể được tháo sau khoảng 1 - 2 ngày. Tùy theo tốc độ đông cứng của bê tông mà lựa chọn đúng thời điểm tháo cốp pha.
Quá trình đổ bê tông cột cần thực hiện từ từ, đầm chặt để tránh phân tầng hoặc bị rỗQuá trình đổ bê tông cột cần thực hiện từ từ, đầm chặt để tránh phân tầng hoặc bị rỗ
Quá trình đổ bê tông cột cần thực hiện từ từ, đầm chặt để tránh phân tầng hoặc bị rỗ

Những lưu ý quan trọng cần quan tâm khi đổ bê tông cột nhà

Để đảm bảo quá trình thi công bê tông cột đạt hiệu quả cao nhất, tránh các sự cố kỹ thuật không đáng có thì bạn cần chú ý một số điểm quan trọng sau khi thực hiện. Cụ thể:

  • Đóng kín cửa đổ ngay khi hoàn tất từng phần, đặc biệt với kết cấu cột có cửa. Điều này giúp tránh tình trạng bê tông bị trào ra ngoài, đảm bảo hình dáng cột không bị biến dạng.
  • Chỉ bắt đầu đổ bê tông cột nhà cao tầng khi phần móng đã đủ độ cứng. Việc vội vàng thi công khi móng chưa đông kết hoàn toàn có thể dẫn đến hiện tượng lún lệch hoặc nứt gãy kết cấu sau này.
  • Tráng lớp xi măng loãng lên bề mặt móng trước khi đổ phần bê tông mới. Việc này giúp liên kết tốt hơn giữa lớp cũ và lớp mới, hạn chế hiện tượng bong tróc hoặc nứt mối về sau.
  • Tại những vị trí cột nằm sát tường nên sử dụng tấm xốp để thay thế cho cốp pha ở mặt tiếp giáp. Sau khi đổ xong có thể để nguyên tấm xốp không cần tháo ra, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Mỗi lớp bê tông chỉ nên đổ dày tối đa 30cm, bởi khi kiểm soát chiều dày lớp đổ giúp quá trình đầm dùi đạt hiệu quả cao hơn, hạn chế rỗ khí và đảm bảo độ nén đều cho toàn khối cột.
Tráng lớp xi măng loãng trên bề mặt trước khi đổ bê tông cột để tăng độ kết dínhTráng lớp xi măng loãng trên bề mặt trước khi đổ bê tông cột để tăng độ kết dính
Tráng lớp xi măng loãng trên bề mặt trước khi đổ bê tông cột để tăng độ kết dính

Cách xử lý một số sự cố thường gặp sau khi đổ bê tông cột nhà

Dù được thực hiện đúng kỹ thuật nhưng quá trình đổ bê tông cột vẫn có thể phát sinh một số vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu. Dưới đây là những hiện tượng thường gặp và hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả. Chi tiết:

Hiện tượng phân tầng trong cột bê tông

Phân tầng là tình trạng các thành phần nặng trong hỗn hợp bê tông bị lắng xuống tạo thành các lớp không đồng nhất. Điều này khiến cột không đạt được độ chắc chắn cần thiết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chịu lực.

Đối với hiện tượng này có thể khắc phục được giúp đảm bảo chất lượng cột tốt nhất. Trước khi đổ bê tông nên đổ một lớp vữa xi măng, cát để tạo lớp liên kết trung gian. Tỷ lệ trộn khuyến nghị theo tiêu chuẩn là xi măng : cát = 2:3. Lớp vừa này giúp giảm hiện tượng phân tầng, nâng cao độ kết dính cho khối bê tông phía trên.

Đổ bê tông cột nhà cao tầng cần đến đơn vị thi công chuyên nghiệpĐổ bê tông cột nhà cao tầng cần đến đơn vị thi công chuyên nghiệp
Đổ bê tông cột nhà cao tầng cần đến đơn vị thi công chuyên nghiệp

Cột xuất hiện rỗ mặt

Tình trạng cột bị rỗ thường xảy ra khi quá trình đổ hoặc đầm bê tông không đều để lại cách khoảng trống nhỏ trên bề mặt. Nếu vết rỗ không quá sâu bạn hoàn toàn có thể xử lý bằng cách trám lại bằng vữa xi măng.

Cách xử lý:

  • Bước 1: Dùng dụng cụ chuyên dụng để đục bỏ toàn bộ đá, sỏi, vữa rời tại các điểm rỗ. Sau đó rửa sạch bề mặt cần trám và để khô bề mặt tự nhiên.
  • Bước 2: Dùng bay trát lại bằng vữa xi măng – cát với tỷ lệ 1:2 hoặc 1:2.5, tùy theo yêu cầu kỹ thuật. Trường hợp cần chống thấm cao có thể sử dụng vữa đặc biệt chuyên dụng để đảm bảo độ bền.

Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ cột nhà

Công đoạn bảo dưỡng bê tông sau khi hoàn tất việc đổ cột đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo quá trình đông kết và phát triển cường độ diễn ra hiệu quả. Trong thời gian đầu bê tông cần được giữ ẩm liên tục để tránh tình trạng mất nước bề mặt gây nứt nẻ, làm giảm chất lượng kết cấu. 

Đặc biệt trong điều kiện nắng nóng cần che phủ kỹ và tưới nước định kỳ khoảng 3 giờ/lần trong 7 ngày đầu, ban đêm cũng nên duy trì tưới ít nhất 2 lần. Giai đoạn sau vẫn cần duy trì độ ẩm ổn định bằng cách tưới nước đều đặn mỗi ngày để bê tông đạt được độ bền tuổi thọ như mong muốn.

Giữ ẩm cho cột bê tông để tránh hiện tượng nứt nẻ, giảm liên kếtGiữ ẩm cho cột bê tông để tránh hiện tượng nứt nẻ, giảm liên kết
Giữ ẩm cho cột bê tông để tránh hiện tượng nứt nẻ, giảm liên kết

Việc đổ bê tông cột nhà cao tầng không chỉ đòi hỏi kỹ thuật chính xác mà còn cần sự tỉ mỉ trong từng công đoạn từ chuẩn bị, thi công đến bảo dưỡng. Đảm bảo đúng kỹ thuật sẽ giúp cột bê tông đạt độ chắc chắn, bền bỉ, đảm bảo an toàn cho công trình. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công, thiết kế chuyên nghiệp, uy tín, Viettel Construction AIOHomes luôn sẵn sàng đồng hành và mang đến giải pháp xây dựng tối ưu.